Chiến lược marketing luôn là một trong những keyword được tìm kiếm nhiều nhất trên Google về chủ đề tiếp thị - truyền thông và kinh doanh. Trong bài sau, Quyết Thắng sẽ gửi bạn bài viết tổng hợp các chiến lược marketing đồ ăn thành công của 3 ông lớn trong ngành F&B. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Chiến lược marketing của Mcdonald's tại việt nam
Chuỗi cửa hàng ăn nhanh Mcdonald's đã sử dụng chiến lược marketing 4P, bao gồm nhiều cách tiếp cận khác nhau để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cửa hàng thức ăn và thúc đẩy doanh thu tăng trưởng.
Chiến lược sản phẩm - Product
Đây là một trong yếu tố cơ bản quyết định đến thương hiệu và hình ảnh thương hiệu McDonald’s. Trước đây, thương hiệu chủ yếu được biết đến với món bánh mì kẹp thịt nổi tiếng.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, McDonald’s dần mở rộng tổ hợp sản phẩm của mình. Hiện tại, khách hàng của McDonald’s có thể thưởng thức nhiều thực phẩm khác, như gà, cá, món, salad, tráng miệng và cả bữa sáng.
Nhờ việc đa dạng hóa mặt hàng sản phẩm, McDonald’s đã đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao doanh thu.
Chiến lược phân phối - Place
Nhà hàng là mô hình điển hình nhất trong việc phân phối sản phẩm đến khách hàng. Tuy nhiên, McDonald’s lại mở rộng nhiều điểm phân phối khác nhau như một phần của chiến lược marketing.
Các hình thức chính mà McDonald's phân phối sản phẩm của mình là:
- Các nhà hàng: Tạo ra phần lớn doanh thu bán hàng
- Ki-ốt: Sử dụng trong các sự kiện hoặc cuộc thi thể thao
- App đặt hàng của McDonald’s
- Trang website
Ứng dụng thiết bị di động iOS/Android và website của McDonald’s cho phép khách hàng tìm địa điểm nhà hàng, đặt hàng và thanh toán nhanh chóng, tiện lợi.
Chiến lược quảng bá - Promotion
Quảng bá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến dịch marketing đồ ăn của McDonald. Nhờ triển khai các hoạt động quảng cáo đài phát thanh, phương tiện in ấn và truyền thông đã giúp thương hiệu này có độ phủ sóng rộng rãi.
Ví dụ: McDonald’s cho ra các voucher giảm giá và quà tặng miễn phí đối với một số sản phẩm và combo nhất định, như một cách để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.
Chiến lược giá - Price
McDonald’s sử dụng các chiến lược giá sau:
- Chiến lược giá gói
- Chiến lược định giá tâm lý
Trong chiến lược định giá theo gói, McDonald’s đã cung cấp món lẻ và các combo khác nhau với mức giá được chiết khấu cao hơn là so với việc mua từng món riêng lẻ.
Mặt khác, trong định giá tâm lý, McDonald's thành công hơn ở việc áp dụng các mức giá phải chăng, ví dụ như 79.000 VNĐ, thay vì làm tròn số tiền thành 80.000 VNĐ. Chiến lược định giá thông minh giúp McDonald’s khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm dựa trên khả năng có thể chi trả.
Chiến lược marketing cho tiệm bánh trung thu của Kinh Đô
Có thể nói, vị thế mà Kinh Đô có được đến thời điểm hiện tại chính là minh chứng cho việc nhãn hàng này đã xây dựng chiến lược Marketing đồ ăn rất thành công ở mọi khía cạnh.
Chiến lược sản phẩm - Product
Bánh trung thu Kinh Đô luôn chú trọng vào việc thử nghiệm, liên tục thay đổi công thức chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, Kinh Đô còn tạo niềm tin tuyệt đối với khách hàng bằng những thành tích, chứng nhận đạt chuẩn VSATTP, giải thưởng “Thương hiệu Vàng thực phẩm Việt Nam” do Bộ Y Tế, Bộ Công Thương và Bộ NN& PTNN trao tặng, cùng nhiều danh hiệu danh giá khác trong suốt nhiều năm liền.
Chiến lược phân phối - Place
So với các đối thủ, bánh trung thu Kinh Đô sở hữu hệ thống phân phối “dày đặc” nhất. Các kênh phân phối chính của Kinh Đô bao gồm:
- Đại lý và hệ thống phân phối nhỏ
- Hệ thống công ty Kinh Đô Bakery
- Siêu thị và hệ thống công ty Kinh Đô Miền Bắc
Có hơn 13.000 điểm bán tập trung tại các con đường, tuyến phố trọng điểm sầm uất và có mặt tại hơn 150 điểm lớn trên cả nước như Co.op Mart, Citimax, Vinmart, ... Nhờ đó mà Kinh Đô đã trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng khi có nhu cầu mua bánh trung thu vào mỗi dịp lễ.
Chiến lược giá - Price
Công ty Kinh Đô áp dụng chiến lược định giá chiết khấu cùng các chương trình hấp dẫn khác Nhờ đó hoạt động phân phối sản phẩm được diễn ra suôn sẻ hơn.
Chiến lược quảng bá - Promotion
Trên các kênh social media như Fanpage Facebook, website, TV, Kinh Đô luôn theo đuổi mạch cảm xúc “Tết trung thu - Tết của tình thân”. Đây là một ý tưởng rất giàu ý nghĩa nhân văn và luôn giữ trọn vẹn giá trị của mùa trăng rằm.
Các viral clip từ Kinh Đô luôn khai thác nội dung câu chuyện giá trị tình thân, đoàn viên gia đình, khiến người xem không khỏi xúc động.
Chiến lược marketing của Starbucks tại Việt Nam
Từ hoạt động định vị đến những chiêu lược marketing đồ ăn, chuỗi thức uống này luôn làm cho các marketers khắp nơi phải thấy trầm trồ, thán phục.
Dùng hiệu quả phương tiện mạng xã hội
Sự hiện diện của Starbucks trên Facebook, Instagram, Twitter và Pinterest đã biến hoạt động uống cà phê thành một sở thích mà khách hàng không hề khó khăn khi chia sẻ với bạn bè và người thân.
Ví dụ: Starbucks thường xuyên đưa ra các chương trình minigame thông qua các hình thức like, share, comment trên Facebook. Từ đó tăng trưởng số khách hàng tương tác, cũng như độ phủ sóng của sản phẩm đến người dùng
Truyền thông khác biệt
Có thể thấy, Starbucks luôn tập trung đầu tư vào mặt bằng, sản phẩm nhiều hơn là chạy các chương trình quảng cáo. Họ khuếch trương “tên tuổi” thương hiệu của mình bằng những sự kiện khai trương cửa hàng, ra mắt sản phẩm mới.
Ngoài ra, thương hiệu còn sản xuất các mặt hàng giới hạn với thiết kế “không chê vào đâu được” Bên cạnh đó, sử dụng Starbuck Gift Card, ưu đãi cho thẻ thành viên cũng là một trong những chương trình quảng bá điển hình của hãng.
Starbucks và những “ngôi sao”
Tình yêu của các ngôi sao thế giới với Starbucks nâng tầm hàng hóa Starbucks thành biểu tượng của sự đẳng cấp. Tuy nhiên đây vẫn là điều mà chúng ta - những người “bình thường” đều có thể mua được, chứ không giống như sở hữu túi hàng hiệu hay đồng hồ đắt tiền.
Vô hình chung, khiến Starbucks như một trào lưu giúp mọi người cảm giác mình có một điểm giống người nổi tiếng: Cùng uống Starbucks.
Các chiến lược marketing đồ ăn trên đây của 3 “ông lớn” ngành F&B là một trong những ví dụ cho việc ứng dụng marketing mix đạt hiệu quả tối đa. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hữu ích để phát triển thương hiệu ăn uống của mình trong tương lai. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.